Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Làng Bồng Lai

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA LÀNG BỒNG LAI
Xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội
Thờ: Linh Hựu, Ma Lôi, Quý Minh, Cao Hành Khiến, Trụ Thiên Quan, Linh Lang (tại đình Tu) và Hạo Nương (tại đền Đoàn)
Địa điểm: Thôn Bồng Lai, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Thời gian: 12 – 16 tháng Ba – chính hội 15 tháng Ba
Đặc điểm: Hai mẹ con bà Hạo Nương đều được thờ làm Thành Hoàng

Thôn Bồng Lai thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội từ thế kỷ thứ 19 trở về trước thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Đến thời Minh Mạng, Bồng Lai thuộc tổng Thượng trì, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Cuối thế kỷ 19, phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Nội, đến đầu thế kỷ 20 lại thuộc về phù Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bồng Lai thuộc xã Hồng Thái huyện Liên Bắc, sau là Đan Phượng tỉnh Hà Đông.
Từ năm 1957 thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, 1965 là Hà Tây, 1976 là Hà Sơn Bình, 1979 thuộc Hà Nội. Từ 1991 lại thuộc Hà Tây và từ tháng 8 – 2008 đến nay lại thuộc thành phố Hà Nội.
Bồng Lai là một vùng quê nổi danh trong lịch sử, bởi cảnh đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và bởi bề dày văn hóa được tạo dựng từ rất lâu đời. Hơn 2000 năm trước, dưới thời Hùng Vương thứ 18, tướng Hùng Hựu đã lập đồn lũy bản doanh ở nơi đây. Nhân dân Bồng Lai đã theo tướng quân đánh giặc lập chiến công. Đến thời Lý, một phụ nữ tài sắc của làng đã đóng góp cho đất nước một vị hoàng tử có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, trở thành một trong bốn vị thần “Thăng Long tứ trấn”.
Qua thời gian dài tồn tại và phát triển, những sự tích lịch sử trọng đại và bản sắc văn hóa độc đáo được hội tụ đầy đủ qua những di tích cổ xưa của làng được lưu giữ và phát huy truyền thống trên quê hương Bồng Lai.
Bồng lai xưa có 5 đỉnh, 1 đền và 1 chùa. Đền Đoàn còn gọi là đình Đoàn thờ Thánh mẫu Hạo Nương (1), làng có 6 vị thành hoàng được thờ ở các đình sau:
+ Đình Tu thờ Hùng Hựu và Ma Lôi.
+ Đình Thị thờ Quý Minh.
+ Đình Chùa (ở cạnh chùa Hưng Khánh) thờ Cao Hành Khiến và Trụ Thiên Quan.
+ Đình Nhớn thờ Linh Lang.
Riêng đình Hội đồng là nơi thờ chung (bái vọng) trong những ngày hội làng.
Trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ hầu hết các ngôi đình bị tàn phá. Hiện nay, nhân dân Bồng Lai trùng tu tôn tạo đình Tu (ngôi đình có tuổi thọ lâu nhất) làm nơi thờ tất cả 6 vị thành hoàng. Duy Thánh mẫu Hạo Nương vẫn thờ ở đền Đoàn.
Các vị thành hoàng có vị trí phạm vi ảnh hưởng khác nhau, nhưng nổi rõ hơn cả là thần Linh Hựu, Quý Minh, Thánh mẫu Hạo Nương và Linh Lang đại vương.
Theo thần phả do Hàn Lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (Nhâm Thân – 1572) đã được dân làng khắc trên bia đá, ghi lại sự tích các vị thần để lưu truyền mãi mãi.

Sự tích thần Linh Hựu (Hùng Hựu) thần phả cho biết: Về thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18), có chúa bộ Sơn Tây họ Hùng tên là Thức, lấy vợ ở đất Ô Châu là Trần Tấn. Năm 27 tuổi phu nhân sinh được 1 trai có hình dung kì vĩ, to lớn khác thường. Sau khi sinh được 100 ngày, Hùng Thức mới đặt tên con là Hùng Hựu. Ngày qua tháng lại, lúc 18 tuổi, chàng đã có dũng khí, tài thao lược.
Lúc này ở nước ta, sinh ra nhiều trộm cướp. Hùng Hựu được lệnh của cha đem quân đi đánh dẹp. Khi đến trang Bồng Lai, mến cảnh đẹp của làng, phong tục thuần hậu của nhân dân địa phương. Hùng Hựu đã cho trú quân, lập đồn lũy, bản doanh ở đây.
Được 3 tháng, nạn trộm được dẹp yên, lòng người đều quy thuận, yên ổn làm ăn. Sau sự kiện này, Hùng Hựu được cử làm tướng trông coi thủy quân và được phong thực ấp ở Bồng Lai.
Tiếp đó tướng quân Hùng Hựu đã cùng với quân dân cả nước đánh tan quân xâm lược phương Bắc. Do có nhiều công lao với dân với nước nên sau này khi ông mất được thờ làm phúc thần, các đời vua ban sắc phong tặng dân Bồng Lai là Hộ Nhi Hương, dân được đội ơn và muôn đời hương khói phụng thờ.
Thần Qúy Minh được nhờ ở đây, nội dung ghi chép cho thấy sự đồng nhất giữa 2 vị thần Tản Viên và Thần Qúy Minh. Theo quan niệm truyền thống đó là cuộc thi tài để cần hôn với công chúa Mỵ Nương, là cuộc xung đột với Thủy Tinh ở núi Tản và chiến tích chống giặc Phương Bắc của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Sơn Thánh.
Về Thánh Mẫu Hạo Nương, theo văn bia lưu tại Đền Đoàn thờ Thánh Mẫu Hạo Nương. Do Nguyễn Bính – Đại học sỹ Hàn Lâm Viện soạn năm 1949 (Hoàng Triều Vĩnh Hựu). Năm 1850, quan Giám Bách Thần Khiếu Khanh Tuân Y Tiền Triều phụng khắc. Đồng xã Bồng Lai đưa thuyền kinh thành rước bia về Đền Đoàn bái sao từ khi kinh đô ngày 10 tháng 4 năm 1981 (Tự Đức thứ 4).
Vào thế kỷ thứ 11, triều Lý trị vì thiên hạ, vua sáng, tôi hiền. Nên người tài suất hiện, bấy giờ Giáp Đông Đoàn xã Bồng Lai có ông Nguyễn Thực và bà Lê Năng, người bản ấp thuộc dòng gia thế, hào phú, phúc hậu nhưng muộn đường con cái.
Một hôm bà nằm ở chính tẩm mơ thấy mây rắn đuổi sao Thái Am rơi lọt vào miệng. Một trăm ngày sau, bà mang thai (ngày 15 tháng 3 năm Đinh Sửu – 1037) sinh được một gái xinh đẹp, đặt tên là Hạo Nương.
Sáu tháng sau ông qua đời, bà đưa con đến ở nhà bà Gì ở phường Thị Trại (Thủ Lệ ngày nay thuộc thành Thăng Long).
Năm 17 tuổi, Hạo Nương là một cô gái tài sắc vẹn toàn, thùy mị nết na, ai ai cũng quý.
Một hôm vua Lý Thánh Tông (1) ngự du ngoại thành mọi người đổ xô ra xem. Vua thấy Hạo Nương dung nghi khác lạ, đẹp nết đẹp người bèn đón về cung lập làm vương phi thứ 9.
Ở cung 4 năm thì bà mẹ mất, Hạo Nương xin phép nhà vua về nhà chịu tang trong hai năm. Một hôm ra Hồ Tây tắm để vào chầu vua thì có giao long đến quấn 3 vòng quanh người, từ đó mang thai. Mười bốn tháng sau, sinh hạ một con trai có hình dung kỳ vũ, to lớn khác thường. Trên lưng có hình nhị thập bát tú xếp hình vảy nến, giữa bụng có hình sao Bắc đầu như ngọc châu thất diện. Vua Lý rất mừng, ngày 20 mở yến mừng ban thưởng vàng bạc rồi cho Vương phi đem con về cung cấp ở Thị Trại. Theo điềm báo, nhà vua đặt tên cho con là Hoàng Lang.
Sau khi Hoàng Lang ra đời được một tháng, thì tướng giặc Trinh Vĩnh (2) kéo binh hùng tướng mạnh từ phương Bắc sang xâm lược nước ta.
Trước thế mạnh của giặc, nhà vua cho lập đàn lễ trời đất và bách thần cầu âm phù, trong đó có cả đền thờ Linh Hựu và Qúy Minh ở Bồng Lai. Trong lúc mơ màng, nhà vua nghe thấy tiếng của thần Linh Hựu bằng một bài thơ:
Thế nước suy nguy có thánh tài.
Đất trời đã định há lo thay.
Bằng cầu mộ được người tài ấy.
Trinh Vĩnh hồn kinh tán chạy ngay.
Lập tức triều đình cho sứ giả đi tìm người hiền tài ra cầm quân đánh giặc.
(1) Có tài liệu viết Linh Lang tức hoàng tử Hoằng Chân là con vua Lý Thái Tông (1028 – 1054).
(2) Tức tướng Vĩnh, Trinh của Triệu Tiết, Quách Qùy quân xâm lược Tống.
Mới hơn tháng tuổi còn đang nằm trên giường, khi giặc nghe thấy tiếng chiêu mộ, Hoàng Lang bỗng ngồi dậy hỏi mẹ rằng: “Xá nhân truyền việc gì vậy?”. Hạo Nương cho là chuyện lạ nên nói ngay: “Nay nước có giặc Trinh Vĩnh, triều đình bó tay, thế nước nguy kịch, do đó vua sai xá nhân tìm kiếm người tài trong thiên hạ để giúp nước”.
Khi sứ giả tới, Hoàng Lang liền nói: “Người mau về báo xin cho ta một cán cờ lệnh dài 10 thước, một con voi đực để đánh giặc, nhà vua không phải lo nghĩ gì cả”.
Nhận được cờ lệnh, voi chiến vua ban, Hoàng Lang trở mình đứng dậy, thân cao 9 thước, tay cầm cờ lệnh, đạp lên mình voi, voi quỳ xuống để Hoàng Lang cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân xông lên đánh giặc. Theo Hoàng Lan ở Thị Trại, Trần Cao Công Hành Khiến mộ 121 người có Lê Công Xức và Nguyễn Công Hoàng.
Giặc dã quét xong, Hoàng Lang về triều tâu vua. Nhà vua rất mừng mở yến tiệc phong thưởng công lao tướng sĩ. Hôm ấy là ngày 12 tháng Chín.
Ba tháng sau chiến thắng giặc Tống, Hoàng Lang bị bệnh lên đậu, thầy giỏi thuốc hay đều bó tay khiến cho hoàng tộc vô cùng lo lắng. Một hôm nhà vua đến thăm, thấy bệnh rất khó chữa kêu thốt lên: “Bệnh của con ta đến thế này đây!”.
Nghe vua cha nói vậy, Hoàng Lang tâu: “Tuy hóa sinh vào cửa nhà vua nhưng thực không phải con vua mà vốn là con của Long Quân nơi Thủy Quốc. Thấy thế nước nguy nan nên vâng lệnh trời hóa sinh vào cửa nhà vua để ra đời cứu nước. Nay giặc đã dẹp xong, thần lại xin về nơi Thủy quốc. Trên thiên đình có hạn, há dám dây dưa kéo dài sao được!”
Nghe thấy việc kỳ lạ như vậy, ngày hôn đó (mồng 6 tháng Hai) nhà vua mời văn võ bách quan bàn việc thưởng công cho Hoàng Lang nên như thế nào.
Các văn võ bá quan đều tâu: “Nhờ hồng phúc đức lớn của bệ hạ, kịp khi nước có giặc, thế nước lâm nguy, Hoàng Thiên lại sai con vua Long Quân xuống trần mà cứu nước, giải nguy trừ hại, ấy là con của Hoàng gia nay dám nói đến thưởng công lao như thế nào được. Nay không gì hơn là trọng thưởng bằng sự tôn vinh, ban cấp ngụ lộc cho phường dân để giữ thế nước thì ắt thuận lòng trời mà thần linh cũng hợp giúp đỡ muôn đời, lâu dài mãi mãi…” Vua nghe thấy phải, yên lòng làm theo kết ấy.
Nhà vua hỏi Hoàng Lang: “Nay dù không phải là con tạ, nhưng một ngày là nghĩa vua tôi, nay có công lớn với nước nhà há lại không báo đáp sao được. Vậy trẫm sai cấp thưởng ngụ lộc cho nhân dân để cùng hưởng lâu dài với nước như thế nên chăng? Như thế nào nên cho biết rõ!”
Hoàng Lang nói: “Thần xin cho nơi đất Bồng Lai là quê quán sinh thành của mẹ dựng một ngôi đền để sau phụng thờ đức mẹ sinh thành cùng thần một nơi. Còn ở đất Thị Trại là nơi sinh hóa này xin đem thần lạia nơi phiến đá là chỗ linh địa, vốn trời đã định để sau hóa đi. Việc đã đến rồi rất gấp đức vua hẳn rõ còn do dự là chậm việc ư? “Vua nghe nói thế liền sai rước Hoàng Loang ra đất Thị Trại, đến nơi có phiến đá đặt Hoàng Lang ngồi vào. Nhà vua cũng tới ngự, văn võ bách quan. Voi ngựa tới chầu đứng hai bên tả, hữu.
Vua lại hỏi Hoàng Lang: “Nay nước nhà được yên vui, trẫm còn muốn thưởng hậu hơn nữa cho nhân dân các nơi khác để thờ cúng nữa thì nên như thế nào? “Hoàng Lang tâu” “Vua cha đã có lòng thương hậu như vậy, thần xin cầm cây cờ lệnh khi đánh giặc tung cao lên trời, cờ bay qua tới đâu, nơi đó xin lập đền thờ tự”. Nhà vua ưng lời. Hoàng Lang cầm cây cờ lệnh tung lên không trung, cờ tự bay đi, voi hùng cũng quỳ xuống. Vừa lúc đó, Hoàng Lang gieo mình vào nơi để phiến đá mà hóa biến thành rắng trắng (1) dày hơn trăm trượng trườn mình ngoi thẳng ra Hồ Tây biến đi. Bốn để người đều hội lại xem. Lúc ấy trời đất tối tăm, rùa, cá, giao long đều nổi lên mặt nước.
Vua cùng trăm quan đều khiếp sợ. Hôm ấy là ngày mồng 10 tháng 2. lại thấy lá cờ bay đi bay lại rồi hạ xuống trước chỗ vua ngự. Nhà vua lại càng kinh hoàng. Liền đó, ngày 12 tháng 2 vua truyền lệnh cho trăm quan cùng nhân dân Thủ Lệ, tức phường Thị Trại dựng 2 ngôi đền. Một đền ở Thị Trại làm nơi thụ lễ sở tại, một đền ở Bồng Lại, quê mẹ Hoàng Lang. Dân Thủ Lệ được miện trừ các việc binh lương, tạp dịch. Dân xã Bồng Lai được chuẩn cho làm Hương hộ chi. Lại truyền cho nhân dân các nơi trộng thấy cờ bay đều lập đều thờ, cộng được 269 nơi. Nhân dân các nơi đó cho hay là đều đã thấy rắn xuất hiện.
Sau khi Hoàng Lang hóa một thời gian, Vương phi lại xin nhà vua cho phép về thăm cung ấp lập tại xã Bồng Lai, làm để tổ đường, thăm bà con làng xóm. Nhà vua hứa sẽ cùng về từ sở Bồng Lai làm lễ bái tạ các vị thần linh ở quê vương phi.
Ngày 12 tháng 8, Vương phi cùng thị vệ hộ giá đi thuyền vãng cảnh quê hương trên dòng sông Nhị. Đột nhiên thấy trời tối tăm mù mịt, trên sông sóng gió nổi ầm ầm, cá, rùa, trăn, giao long, vây quanh thuyền.
Một lát sau, mây tan, trời quang đãng nhưng không thấy Vương Phi trở về. Dân làng ai nấy kinh hoàng liền cho người về Kinh tâu lên triều đình.
Biết Vương phi đã háo, nhà vua vô cùng thương tiếc và truyền ngay cho quan cận thần đem đồ tiến cúng về cùng con cháu họ hàng Vương Phi đưa vào thờ trong cung tại ngôi đền đã lập sẵn, đúng như ước nguyện của Hoàng Lang.
Lại truyền cho nhân dân sửa sang cung miếu lấy nền ở giáp Đông Đàon xã Bồng Lai phụng sự. Đó là đền Đoàn làng Bồng Lai hiện nay.
Đình, đền và chùa Hưng Khánh làng Bồng Lai đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin – Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa tháng 11-1991.
Đình Tù, đền Đoàn và chùa Hưng Khánh làng Bồn Lai là một quần thể kiến trúc công cộng của một làng que giàu truyền thống được xây dựng trên khu đất cao sát đê sông Hồng. Các di tích được quy hoạch gần nhau. Đền thờ Thánh mẫu (Vương Phi Hoàng Nương) có vị trí trung tâm, đình và chừa tọa lạc ở hai bên rất thuận tiện cho việc tổ chứ lễ hội của làng.
Đình nhìn hướn Tây nam, trông về bờ sông Hồng, có qui mô kiến trúc hình chữ Đinh gồm hậu cung và tòa tiền đương to lớn, bề thế.
Đình và đền còn bảo lưu được nhiều di vật văn hóa lịch sử quý, bao gồm nhiều chủng loại và chất liệu khác nhau. Niên đại của các cổ vật này được trải dài qua 3 thời kỳ lịch sử: Lê – Tây Sơn và Nguyễn.
Các vị thần được thờ trước đây bàng bài vị còn hiện nay được tạc tượng thờ. Hiện tại đình và đền còn giữ được 33 đạo đặc sắc.
Đáng lưu ý là bức hoành phi và câu đối cổ (nay không còn) được viết trên bề mặt tiền đình:
Bức hoành phi đề bốn chữ “Sơn xuyên chung tú” (Cảnh đẹp, người tài của sông nuối dồn cả vào) và câu đối:
Quốc gia dữ đồ đề thống lễ,
Hồng vĩ trách phổ ân tế dân.
(Nhà nước cùng kế sách lập đài tế lễ đời đời nối dõi không dứt
Nghĩa cử lớn lao sâu xa đem tình yêu bao la mà giúp rập nhân dân)
Đó là lời ngợi ca, tạ ơn của Lý Thánh Tông đối với các vị thnha2 hoàng bản thổ đã âm phù cùng với nhân dân Bồng Lai đã có công với Vương triều, với đất nước.
Theo các cụ già làng, ngày xưa cứ đúng ngày đản sinh, nhật kỵ của thần hoàng, triều đình sai quan viên về tổ chức quốc tế tại đây. Sau vì kinh tế có hạn, chi phí quá tốn kém nên dân làng xin để dân sở tại thực hiện.
Những năm phong đăng hòa cốc, làng tổ chức đại hội. Xưa kia thường mở hội từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng, lấy tết Thượng Nguyên làm chính tiệc. Ngày 11 rước nước ở giếng mắt rồng về từng đình làm lễ mộc dục (1), ngày 12 rước thánh về đình Hội đồng , tổ chức các trò chơi torng suốt những ngày hội, ngày 15 lại rước thánh giá hoàn cung về các đình riêng, ngày 16 từng nơi làm lễ tạ.
Từ ngày đình Thị, đình Nhớn, dình Chùa và đình Hội đồng không chỉ có đình Tu và đền Đoàn, dân làng mở hội lấy đền Đoàn làm nơi tập kết lấy ngày sinh của Thánh mẫu (15 tháng 3) làm ngày chính hội.
Từ năm 1991, khi cụm di tích Đình, Đền và Chùa Hưng Khánh được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, Hội làng Bồng Lai càng có qui mô lớn.
Những năm tổ chức lệ hội, suốt từ ngày khai hội (12-3) đến ngày giã đám (16-3) đã có trên 40 doàn những nơi có di tích thờ Linh Lang về dâng lễ, dự hội. Xe ôtô cắm cờ ngũ hành nườm nượp đổ về, không khó trẩy hội thật đông vui náo nhiệt. Bà con khắp nơi nô nức trong cuộc hành hương về thăm quê mẹ đức Thánh. Sinh hoạt văn hóa này đã tạo ra sự gắn bó, đoàn kết giữa các địa phương làm tăng thêm giá trị ngôi đền Đoàn nói riêng và lệ hội làng Bồng Lai nói chung.
Riêng làng Thủ Lệ từ xưa nay đã tậu ruộng cung vào đền 2 sào 10 thước dùng làm nhang đăng thờ cúng quanh năm. Khi hội đến, người Thủ Lệ không bao giờ thiếu vắng và tích cực tham gia công việc như ở chính quê mình. Bức hoành “Phổ hóa giang huống” (Khắp nơi cầu nguyện phúc lành ban cho) treo ở tiền đường và hai tượng voi bằng đá quỳ trước sân đền Đoàn do dân làng Thủ Lệ (2) cung tiến thể hiện tình cảm sâu nặng, mối quan hệ mật thiết giữa hai quê, giữa hai di tích cùng lòng thành kính của nhân dân với Vương phi Hạo Nương và Linh Lang Đại Vương.
Lệ hội làng Bồng Lai hôm nay vẫn giữ nguyên những nét đẹp cổ truyền.
Ngày 11 làm lệ mộc dục lễ yết các già tư các đoàn thể về làm lễ Phật – Thánh
Ngày 14 rước Thánh từ đình Tu về đền Đàon tế lệ, dâng hương đến ngày 15. Cuối ngày rước Thánh giá hoàn cung về đình Tu. Kiệu thánh, giá văn, giá cổ, cờ quạt, chấp kịch rợp trời, dòng người nối nhau, niềm vui khôn xiết.
Trong suốt những ngày hội, tiến trống múa rồng, múa lân rộn rã. Ban ngày các trò chơi dân gian như thả chim bồ câu, đấu cờ tướng, nấu cơm thi, múa võ dân tộc. Ban đêm biểu diễn văn nghệ ca ngơi quê hương đất nước. Ngày xưa còn đốt cây bông, cây pháo, chơi tổ tôm điếm, hát xướng chia bài rất vui. Buổi tối có hát ca trù thờ thánh, trai gái thanh lịch Bá, Bồng và các làng bên thi tài hát ví, hát trống quân ca ngơi cảnh d9ep45 quê hương đất nước, ca tụng công đức của Thành hoàng.
Có khai hội tất có giãi hội. Nhưng sau mỗi lần giã hội, quê hương Bồng Lai lại được tăng thêm sức mạnh, bởi được “Âm phù dương trợ” để phát huy cho các hội tiếp sau.
Từ năm Nhâm Thân (1992), trước ngày lễ đã có đại biểu của nhiều di tích thờ đức Linh Lang trở về cùng chính quyền và nhân dân sở tại họp bàn việc sửa sang đình, đền, đăng ký nhận các phần việc giúp đại phương chuẩn bị và tiến hành lệ hội đi tới thành công.
Sau lễ hội, dân làng Bồng lưu luyến tiễn khác như đưa người thân trong nhà tạm đi xa và hẹn kỳ sau lại trở về.
Tinh thần đoàn kết, tình nghãi thủy chung đó thật đáng quý, rất đáng trân trọng nâng niu giữ gìn như phong tục hay mới có ở lễ hội Bồng Lai.

Nguyễn Tọa
Người cung cấp tư liệu: Nguyễn Khắc Hợp

BỔ SUNG NHỮNG TƯ LIỆU VỀ
ĐÌNH – ĐỀN – CHÙA – GIẾNG NGỌC LÀNG BỒNG LAI

Đình Hội Đồng (là đình to nhất của Làng hội tụ tế lễ, mở hội vào đầu mùa xuân đến hết ngày 15 tháng giêng): Trước kia nằm trên khu đất rộng khoảng 5000 m2 (gồm khu đất ông Thân Xuyên ở hiện nay, chạy ra phía sông giáp nhà anh Hòa, chạy xuôi xuống đường xóm ông Thân Môn kèo dài ra tận bờ sông).
– Đình – Chùa trên diện tích hiện nay, nhà chùa làm nhà oản (phía giáp đầu trên Đại Điện Tam Bảo Chùa Hưng Khánh).
– Cây đề cổ đại (Kéo dài theo đê sông Hồng từ Hà Nội tới Ba Vì không có một cây nào cổ thụ như cây đề chùa Hưng Khánh) có đường kính lớn > 4m, thân cây to, cao, cành lá rộng sum suê tựa một vầng mây lớn che mát dịu cả làng, tọa trên diện tích phía ngoài chân đê giáp nhà ông Hảo Ánh hiện nay, bị đổ mất cuối năm 1994.
– Giếng ngọc mắt rồng: trước đây, theo phong thủy, thân rồng là con đê, mắt rồng là 2 giếng ngọc và phần mũi ở khu vực Đình Tu (nếu theo vị trí tọa của 2 giếng thì hiện nay một cái nằm trên cửa nhà bác Thiệu Tư, một cái trên diện tích nhà anh Thắng Gia).
– Đình Thị trước kia (hiện nay bao gồm toàn bộ diện tích nhà ở bác Nhung Cường theo trục đường phía Nam chạy xuôi đến giáp nhà ông Liêm Văn). Vì có cây thị to gọi là Đình Thị. Trước kia thờ thần theo hiện nay thì nằm vào khu vực nhà bác Hoa Đông (tọa tại Đình Thị) vì xây dựng nhỏ tọa tại (nhỏ như một miếu thờ) Đình Thị đến năm 1989 chuyển dựng về tọa tại nền đất Đình Tu.
– Đình nhớn nhìn ra phía sông Hồng, tọa phía Đông Bắc cạnh cung Đền thờ đức Thánh Mẫu Hạo Lương hiện nay.
– Diện tích đền Đoàn trước đây bao gồm từ đường xóm (đi sau đền Đoàn chạy ngược theo chân đê lên tới nhà ông Thắng sinh hiện nay ra tới bờ sông.

Bình luận về bài viết này